Latest topics
» MẬT THƯ : CĂN BẢN - NÂNG CAO...GIẢI THỬ ĐIby huynhthithoa Tue Aug 12, 2014 10:24 am
» đăng ký thành viên CLB CDS
by maitram12A6 Sun Dec 30, 2012 10:15 pm
» Clip Hội trại hè phường Ninh Hiệp 2012
by huynhthoai Wed Sep 12, 2012 1:50 pm
» TRÒ CHƠI TĨNH VÀ BÀI HÁT MANG TÍNH KHUẤY ĐỘNG
by single Sat Aug 25, 2012 1:07 pm
» HỌC SEMAPORE BẰNG HÌNH ẢNH
by single Sat Aug 25, 2012 1:05 pm
» hình ảnh hội trại hè 2012
by single Sat Aug 25, 2012 1:03 pm
» thông báo mở lớp dân vũ
by single Fri Aug 24, 2012 6:13 pm
» Dan vu If You Happy
by single Sun Aug 12, 2012 12:24 pm
» Dan vu Hoedown Thorowdown
by single Sun Aug 12, 2012 12:23 pm
» Dân vũ_Ngay dep tuoi
by single Sun Aug 12, 2012 12:18 pm
» Dân vũ DzaKa Brazil
by single Sun Aug 12, 2012 12:16 pm
» Múa dân vũ - Ba con gấu - Hàn Quốc
by single Sun Aug 12, 2012 12:13 pm
» danvu lam quen-hanquoc
by single Sun Aug 12, 2012 12:12 pm
» tro choi thanh nien thi xa ninh hoa
by single Sun Aug 12, 2012 12:10 pm
» TAP HUAN CAN BO DOAN _ HOI khoi 1 thi dua Thi xa Ninh Hoa 2012
by single Sun Aug 12, 2012 12:09 pm
» Dân Vũ World Cup We Are The One - Hàn Quốc
by single Sun Aug 12, 2012 12:08 pm
» Dân vũ Ten Littla Indian Boys - 10 chú bé da đỏ
by single Sun Aug 12, 2012 12:08 pm
» Dân Vũ World Cup We Are The One - Hàn Quốc
by single Sun Aug 12, 2012 12:08 pm
» Dân Vũ World Cup Wavin' Flag - Nam Phi
by single Sun Aug 12, 2012 12:07 pm
» Dân Vũ World Cup Waka Waka - Nam Phi
by single Sun Aug 12, 2012 12:06 pm
» clip hội trại nè
by single Sat Aug 11, 2012 6:02 pm
» TÂY DU KÝ - PHẦN 2
by huynhthoai Mon Jul 30, 2012 10:52 am
» TÂY DU KÝ - PHẦN 1
by huynhthoai Mon Jul 30, 2012 10:50 am
» Trạng Sư Xảo quyệt - Châu Tinh Trì 2012
by huynhthoai Mon Jul 30, 2012 10:33 am
» CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỘI TRẠI HÈ 2012
by huynhthoai Tue Jul 17, 2012 9:08 am
TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU
2 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU
Để dựng được lều nhanh, gọn các bạn nên tuân thủ các bước sau:
1. Chọn đất:
- Nếu đất trại do Ban tổ chức trại qui định thì phải tự khắc phục những điểm hạn chế đã có như: vệ sinh, phát hoang, nhặt sỏi đá... trước khi dựng lều.
- Nếu đất trại do tự ta chọn thì nên chọn đất có các điểm thuận lợi sau:
Bằng phẳng, cao ráo.
Không kiến, sỏi, mảnh vụn.
Không quá gần cây cao (vì có thể có cành mục sẽ rơi, sét đánh...).
Phải thoáng gió nếu hè hoặc kín gió nếu đông.
Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).
Gần lều Ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.
Phải có nơi tiện lợi cho việc bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp...
2. Chọn hướng lều:
Mỗi lều bạt có 2 cửa (nơi hướng đặt gậy và dây chính của lều) tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng sau đây:
- Hướng của Ban tổ chức trại qui định.
- Hướng về phía cột cờ trại (nếu có).
- Hướng về lều của Ban tổ chức.
- Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.
Nếu Ban tổ chức không qui định, thì cần chọn:
- Nên tránh gió (nếu mùa lạnh), đón gió (nếu mùa hè).
- Nên tránh nắng (nếu mùa nóng), đón nắng (nếu mùa đông).
3. Dựng lều (trải lều, rãi gậy, đóng cọc, cột dây, dựng lều)
- Trải lều: Trải phải thật phẳng, có tính đến hướng lều, xem kỹ mái lều mặt trái.
- Rãi gậy: Gậy được đặt ở hai đầu hướng vào lều và vuông góc với mép lều (lưu ý chiều dài của gậy cũng bằng chiều dài của khoảng cách từ chân gậy đến cọc đầu lều).
- Đóng cọc: Các cọc phải được đóng cùng lúc. Đầu tiên là cọc ở hai đầu lều (tức cọc để cột dây chính) kế đến là các cọc phụ còn lại ở 4 góc lều. Tùy theo cách dựng mà mái lều có thể cao hoặc thấp lệ thuộc vào khoảng cách đóng cọc phụ xa hay gần mép lều, các cọc phụ phải đối xứng với nhau thông qua tấm lều. Các cọc cần đóng xiên theo chiều ngược lại với lều để khi dựng lều xong các dây lều sẽ phải vuông góc với các cọc. Lúc này chỉ đóng cọc tạm khoảng 2/3 cọc.
- Cột dây:
Các nút dây tiếp xúc với lều nên cột bằng các kiểu nút: thòng lọng, thuyền chài, kéo gỗ nên cột nút sống (để sau này dễ tháo).
Các nút dây tiếp xúc với các cọc nên cột bằng các kiểu nút: nút chạy, thòng lọng tăng đơ (bắt buộc vì sẽ dùng nó để điều chỉnh lều cho hoàn chỉnh).
Lưu ý: Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dựng lều xong vì lúc này mới chỉ là cột dây tạm.
- Dựng lều: Di chuyển chân gậy về nơi cần thiết của nó, đầu gậy chống đỉnh lều. Chỉnh cho 2 chân gậy và cọc chính phải nằm trên một đường thẳng. Sau đó, dùng dây của các cọc phụ chỉnh cho mái lều thẳng 2 chân gậy phải đứng thẳng (tức vuông góc với mặt đất).
Lưu ý:
Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng gậy.
- Khi lều thẳng xong thì các cọc phải đóng sâu xuống đất (tránh vấp nguy hiểm) các dây khi cột xong phải thâu lại cho gọn, đẹp.
4. Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều:
- Đào rãnh: Nếu đi trại vào mùa mưa thì phải đào rãnh thoát nước xung quanh lều, đắp nền, be bờ... các rãnh phải thông nhau dẫn ra hồ chứa nước mưa theo mái lều rơi xuống.
- Vệ sinh: Cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát hoang, cây cỏ xung quanh lều, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...
- Trang trí: Ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí lều như phải làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác... nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng là việc phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào...
5. Tháo và xếp lều:
- Hạ gậy: (cho lều bớt căng, dây để dễ tháo).
- Hạ dây: (mở hết các dây, gom lại tránh thất lạc).
- Nhổ cọc: (kết hợp với lúc mở dây, phải nhổ hết cọc cho dù cọc không sử dụng nữa).
- Xếp lều: Nên có 2 người. Đầu tiên nắm ở 2 đỉnh lều giơ cao, giũ cho sạch bụi, rác... sau đó nắm tiếp đoạn giữa thân lều theo chiều đứng gấp đôi lều lại. Nếu vừa ý để xuống đất bắt đầu từ ngoài gấp lều lần lượt vào trong.
Chú ý: Các mép lều phải được giấu vào trong, vừa đẹp vừa dễ di chuyển đi xa.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ KHI DỰNG LỀU:
* Nên:
- Phải dựng lều đúng trình tự như trên, vì như thế sẽ dựng được lều nhanh, đúng kỹ thuật. Lều sẽ chắc chắn... và cũng sẽ thật nhanh khi tháo gỡ.
- Nếu lều bị chùng do quá cũ nên khắc phục bằng cách làm gậy phụ.
- Khi cột nút dây nên cột nút “sống” để dễ tháo, dây nên rút gọn lại, cọc phải luôn đóng sâu dưới đất. Khi hết sử dụng phải nhổ lên hết tránh va vấp cho người khác.
- Bố trí đồ dùng cá nhân trong lều đúng nơi qui định. TD: Giỏ xách... để xung quanh lều, dép, giày ngoài xa cửa lều... khoảng giữa lều để sinh hoạt hội họp, nghỉ ngơi.
* Tránh:
- Không nấu trong lều (ngộp khói, dễ cháy...).
- Không ăn trong lều (kiến sẽ vào ban đêm...).
- Không phơi bất kỳ vật gì trên lều (làm lều nhanh chùng và mất thẩm mỹ).
- Không dựng lều quá gần các gốc cây to.
1. Chọn đất:
- Nếu đất trại do Ban tổ chức trại qui định thì phải tự khắc phục những điểm hạn chế đã có như: vệ sinh, phát hoang, nhặt sỏi đá... trước khi dựng lều.
- Nếu đất trại do tự ta chọn thì nên chọn đất có các điểm thuận lợi sau:
Bằng phẳng, cao ráo.
Không kiến, sỏi, mảnh vụn.
Không quá gần cây cao (vì có thể có cành mục sẽ rơi, sét đánh...).
Phải thoáng gió nếu hè hoặc kín gió nếu đông.
Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).
Gần lều Ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.
Phải có nơi tiện lợi cho việc bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp...
2. Chọn hướng lều:
Mỗi lều bạt có 2 cửa (nơi hướng đặt gậy và dây chính của lều) tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng sau đây:
- Hướng của Ban tổ chức trại qui định.
- Hướng về phía cột cờ trại (nếu có).
- Hướng về lều của Ban tổ chức.
- Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.
Nếu Ban tổ chức không qui định, thì cần chọn:
- Nên tránh gió (nếu mùa lạnh), đón gió (nếu mùa hè).
- Nên tránh nắng (nếu mùa nóng), đón nắng (nếu mùa đông).
3. Dựng lều (trải lều, rãi gậy, đóng cọc, cột dây, dựng lều)
- Trải lều: Trải phải thật phẳng, có tính đến hướng lều, xem kỹ mái lều mặt trái.
- Rãi gậy: Gậy được đặt ở hai đầu hướng vào lều và vuông góc với mép lều (lưu ý chiều dài của gậy cũng bằng chiều dài của khoảng cách từ chân gậy đến cọc đầu lều).
- Đóng cọc: Các cọc phải được đóng cùng lúc. Đầu tiên là cọc ở hai đầu lều (tức cọc để cột dây chính) kế đến là các cọc phụ còn lại ở 4 góc lều. Tùy theo cách dựng mà mái lều có thể cao hoặc thấp lệ thuộc vào khoảng cách đóng cọc phụ xa hay gần mép lều, các cọc phụ phải đối xứng với nhau thông qua tấm lều. Các cọc cần đóng xiên theo chiều ngược lại với lều để khi dựng lều xong các dây lều sẽ phải vuông góc với các cọc. Lúc này chỉ đóng cọc tạm khoảng 2/3 cọc.
- Cột dây:
Các nút dây tiếp xúc với lều nên cột bằng các kiểu nút: thòng lọng, thuyền chài, kéo gỗ nên cột nút sống (để sau này dễ tháo).
Các nút dây tiếp xúc với các cọc nên cột bằng các kiểu nút: nút chạy, thòng lọng tăng đơ (bắt buộc vì sẽ dùng nó để điều chỉnh lều cho hoàn chỉnh).
Lưu ý: Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dựng lều xong vì lúc này mới chỉ là cột dây tạm.
- Dựng lều: Di chuyển chân gậy về nơi cần thiết của nó, đầu gậy chống đỉnh lều. Chỉnh cho 2 chân gậy và cọc chính phải nằm trên một đường thẳng. Sau đó, dùng dây của các cọc phụ chỉnh cho mái lều thẳng 2 chân gậy phải đứng thẳng (tức vuông góc với mặt đất).
Lưu ý:
Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng gậy.
- Khi lều thẳng xong thì các cọc phải đóng sâu xuống đất (tránh vấp nguy hiểm) các dây khi cột xong phải thâu lại cho gọn, đẹp.
4. Đào rãnh, vệ sinh, trang trí lều:
- Đào rãnh: Nếu đi trại vào mùa mưa thì phải đào rãnh thoát nước xung quanh lều, đắp nền, be bờ... các rãnh phải thông nhau dẫn ra hồ chứa nước mưa theo mái lều rơi xuống.
- Vệ sinh: Cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát hoang, cây cỏ xung quanh lều, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét...
- Trang trí: Ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí lều như phải làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác... nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng là việc phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào...
5. Tháo và xếp lều:
- Hạ gậy: (cho lều bớt căng, dây để dễ tháo).
- Hạ dây: (mở hết các dây, gom lại tránh thất lạc).
- Nhổ cọc: (kết hợp với lúc mở dây, phải nhổ hết cọc cho dù cọc không sử dụng nữa).
- Xếp lều: Nên có 2 người. Đầu tiên nắm ở 2 đỉnh lều giơ cao, giũ cho sạch bụi, rác... sau đó nắm tiếp đoạn giữa thân lều theo chiều đứng gấp đôi lều lại. Nếu vừa ý để xuống đất bắt đầu từ ngoài gấp lều lần lượt vào trong.
Chú ý: Các mép lều phải được giấu vào trong, vừa đẹp vừa dễ di chuyển đi xa.
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ KHI DỰNG LỀU:
* Nên:
- Phải dựng lều đúng trình tự như trên, vì như thế sẽ dựng được lều nhanh, đúng kỹ thuật. Lều sẽ chắc chắn... và cũng sẽ thật nhanh khi tháo gỡ.
- Nếu lều bị chùng do quá cũ nên khắc phục bằng cách làm gậy phụ.
- Khi cột nút dây nên cột nút “sống” để dễ tháo, dây nên rút gọn lại, cọc phải luôn đóng sâu dưới đất. Khi hết sử dụng phải nhổ lên hết tránh va vấp cho người khác.
- Bố trí đồ dùng cá nhân trong lều đúng nơi qui định. TD: Giỏ xách... để xung quanh lều, dép, giày ngoài xa cửa lều... khoảng giữa lều để sinh hoạt hội họp, nghỉ ngơi.
* Tránh:
- Không nấu trong lều (ngộp khói, dễ cháy...).
- Không ăn trong lều (kiến sẽ vào ban đêm...).
- Không phơi bất kỳ vật gì trên lều (làm lều nhanh chùng và mất thẩm mỹ).
- Không dựng lều quá gần các gốc cây to.
huynhthoai- Tổng đàn chủ
- Tổng số bài gửi : 233
Points : 626
Join date : 03/12/2010
Age : 42
Similar topics
» TÌNH YÊU ........THỰC DỤNG
» CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI CẤP CHI ĐOÀN
» KÝ NĂNG THUYẾT TRÌNH
» NHỮNG CĂN BẢN CỦA VIỆC DỰNG LỀU CÁ NHÂN HOẶC TẬP THỂ
» KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
» CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI CẤP CHI ĐOÀN
» KÝ NĂNG THUYẾT TRÌNH
» NHỮNG CĂN BẢN CỦA VIỆC DỰNG LỀU CÁ NHÂN HOẶC TẬP THỂ
» KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết