CÂU LẠC BỘ CTA
cảm ơn bạn đã đăng nhập thành công

Join the forum, it's quick and easy

CÂU LẠC BỘ CTA
cảm ơn bạn đã đăng nhập thành công
CÂU LẠC BỘ CTA
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 

Calendar Calendar

Latest topics
» MẬT THƯ : CĂN BẢN - NÂNG CAO...GIẢI THỬ ĐI
by huynhthithoa Tue Aug 12, 2014 10:24 am

» đăng ký thành viên CLB CDS
by maitram12A6 Sun Dec 30, 2012 10:15 pm

» Clip Hội trại hè phường Ninh Hiệp 2012
by huynhthoai Wed Sep 12, 2012 1:50 pm

» TRÒ CHƠI TĨNH VÀ BÀI HÁT MANG TÍNH KHUẤY ĐỘNG
by single Sat Aug 25, 2012 1:07 pm

» HỌC SEMAPORE BẰNG HÌNH ẢNH
by single Sat Aug 25, 2012 1:05 pm

» hình ảnh hội trại hè 2012
by single Sat Aug 25, 2012 1:03 pm

» thông báo mở lớp dân vũ
by single Fri Aug 24, 2012 6:13 pm

» Dan vu If You Happy
by single Sun Aug 12, 2012 12:24 pm

» Dan vu Hoedown Thorowdown
by single Sun Aug 12, 2012 12:23 pm

» Dân vũ_Ngay dep tuoi
by single Sun Aug 12, 2012 12:18 pm

» Dân vũ DzaKa Brazil
by single Sun Aug 12, 2012 12:16 pm

» Múa dân vũ - Ba con gấu - Hàn Quốc
by single Sun Aug 12, 2012 12:13 pm

» danvu lam quen-hanquoc
by single Sun Aug 12, 2012 12:12 pm

» tro choi thanh nien thi xa ninh hoa
by single Sun Aug 12, 2012 12:10 pm

» TAP HUAN CAN BO DOAN _ HOI khoi 1 thi dua Thi xa Ninh Hoa 2012
by single Sun Aug 12, 2012 12:09 pm

» Dân Vũ World Cup We Are The One - Hàn Quốc
by single Sun Aug 12, 2012 12:08 pm

» Dân vũ Ten Littla Indian Boys - 10 chú bé da đỏ
by single Sun Aug 12, 2012 12:08 pm

» Dân Vũ World Cup We Are The One - Hàn Quốc
by single Sun Aug 12, 2012 12:08 pm

» Dân Vũ World Cup Wavin' Flag - Nam Phi
by single Sun Aug 12, 2012 12:07 pm

» Dân Vũ World Cup Waka Waka - Nam Phi
by single Sun Aug 12, 2012 12:06 pm

» clip hội trại nè
by single Sat Aug 11, 2012 6:02 pm

» TÂY DU KÝ - PHẦN 2
by huynhthoai Mon Jul 30, 2012 10:52 am

» TÂY DU KÝ - PHẦN 1
by huynhthoai Mon Jul 30, 2012 10:50 am

» Trạng Sư Xảo quyệt - Châu Tinh Trì 2012
by huynhthoai Mon Jul 30, 2012 10:33 am

» CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HỘI TRẠI HÈ 2012
by huynhthoai Tue Jul 17, 2012 9:08 am


CĂN BẢN CỦA VIỆC TỔ CHỨC : LỬA TRẠI

2 posters

Go down

CĂN BẢN CỦA VIỆC TỔ CHỨC : LỬA TRẠI Empty CĂN BẢN CỦA VIỆC TỔ CHỨC : LỬA TRẠI

Bài gửi  huynhthoai Sat Jan 08, 2011 4:34 pm

THIẾT
KẾ LỬA TRẠI
____________

Lửa trại là một loại hình sinh hoạt tập thể phong phú và đa dạng, rất dễ thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Từng nội dung và chủ đề lửa trại có những hình thức thể hiện khác nhau, là hoạt động không thể thiếu trong những lần đi trại qua đêm.
Lửa trại giao lưu: là lửa trại trong đó nội dung và hình thức chủ yếu để giao lưu như các trò chơi sinh hoạt vòng tròn, văn nghệ, hóa trang … tạo sự gần gũi, gắn bó các thành viên lại với nhau.
Lửa trại khai mạc, bế mạc một kỳ trại, một đợt huấn luyện, một lớp học ngắn ngày, … ngoài các nội dung sinh hoạt vui chơi, lửa trại còn tải thêm các nội dung có tính chất bắt buộc nghiêm trang cần có của những buổi lễ khai mạc, bế mạc.
Lửa trại mạn đàm, kể chuyện: tương tự như lửa trại khai mạc, bế mạc (tức nội dung chính là mạn đàm, kể chuyện).
Lửa trại tỉnh tâm: là dạng lửa trại đặc thù chuyên dành cho các trại huấn luyện như sau một ngày tổ chức hoạt động, học tập, … khi khai mạc lửa xong mời thành viên tham gia tự “tỉnh tâm” lại để tự kiểm các việc đã làm tốt, tự hứa với lòng sẽ sửa chữa trong thời gian sớm nhất các điều chưa tốt (ngày nay loại hình này ít được sử dụng vì không phù hợp với tâm lý của thanh thiếu niên bởi họ thích sinh hoạt sôi nổi.
Để tổ chức tốt thành công đêm lửa trại chúng ta bắt đầu từ đâu và làm gì xin mời các bạn tham khảo các việc sau đây:
I/- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1/- Nắm mục đích, ý nghĩa lửa trại:
Tổ chức lửa trại để làm gì? Nội dung nào cần phải có trong đêm lửa trại? Nội dung nào để vui chơi giải trí? Nội dung nào để giáo dục đối tượng tham gia? Nội dung nào để ràn luyện sự nhanh nhạy, khéo léo, tính dạn dĩ, sự hòa đồng, tính đồng đội …
2/- Hình thức, quy mô lửa trại:
a/- Hình thức: chọn xem các hình thức thể hiện phù hợp với lửa trại mà ta dự định tổ chức, như: văn nghệ, hò, vè, hát, múa, hoạt cảnh, kịch, … hái hoa dân chủ, trò chơi các loại, thi đố kiến thức, thi diễn tiểu phẩm, múa tập thể, khiêu vũ, nhảy sạp, dạ hội hóa trang …

b/- Quy mô: thể hiện tầm cỡ, mức độ đầu tư cho từng loại hình và nội dung của từng tiết mục.
3/- Nhân sự tham gia lửa trại:
Số lượng tham gia bao nhiêu? Giới tính? (số lượng lý tưởng cho một đêm lửa trại từ 70 đến 100 người), tuy nhiên nếu nhiều hơn hay ít hơn ta phải biết trước để khắc phục. Số lượng tham dự lửa trại có cùng một đơn vị hay không? Mức độ quen biết nhau cỡ nào? Trình độ kỹ năng sinh hoạt trại: trò chơi, hát, múa … và các kiến thức khác ra sao để thiết kế nội dung cho phù hợp với đối tượng.
4/- Địa điểm diễn ra lửa trại:
Nên chọn địa điểm có các yếu tố sau: bằng phẳng, cao ráo, không kiến, không đá sỏi để đề phòng quá trình di chuyển trong sinh hoạt. Tránh nơi có gió lùa vì khi sinh hoạt gặp gió sẽ bay tàn lửa, khói ảnh hưởng đến vòng tròn. Chọn sân có cây cao xung quanh (tiện việc bố trí chuột chạy), sân rộng hay hẹp tuỳ số lượng người tham gia và sân lửa nên ở trung tâm khu đất cắm lều trại để mọi người cùng tham gia đủ không cần cử người ở lại giữ trại.
5/- Thời gian cho lửa trại:
Thời gian cho lửa trại nhiều hay ít lệ thuộc vào nội dung và số lượng đội nhóm cùng sinh hoạt lửa trại.
Số lượng nhóm nhiều – nội dung nhiều – thời gian nhiều. Tuy nhiên sinh hoạt lửa trại thông thường từ khoảng 2 giờ đến 3 giờ là phù hợp. Không nên để quá khuya ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người và các nội dung khác. Thời gian cho khai mạc, bế mạc lửa nên ngắn gọn, phần lớn thới gian cho các nội dung chính của lửa trại.
** Lưu ý: thời gian bắt đầu lửa trại có căn cứ đến mùa (vì có thời điểm tối chậm hoặc sớm) và vùng (ở rừng thì tối sớm hơn; ở biển, sông, đồng bằng thì tối đến chậm hơn).
6/- Phương tiện phục vụ cho lửa trại:
Có rất nhiều nếu muốn đầy đủ cần phải liệt kê rõ ràng: âm thanh, ánh sáng, đàn, máy ảnh, trang trí, hoa, chỗ ngồi, dụng cụ hóa trang, nước uống, quà thưởng, bảng điểm, bảng thi đua, củi, dầu lửa, gòn, muối, đuốc, chuột, dây điện, mai so, vải, giấy … phần nào Ban tổ chức lo, phần nào tổ, nhóm lo, phần nào cá nhân lo, vật nào mượn, có sẵn, thuê, mua mới …
7/- Kinh phí cho lửa trại:
Có từ nội dung thứ 6. Để tránh thiếu sót nên dự trù từng bộ phận phục vụ sau khi đã phân công cho Ban tổ chức lửa trại.
Các yếu tố trên có liên quan chặt chẽ với nhau cho nên để chuẩn bị tốt lửa trại cần nắm chắc không để thiếu sót nội dung nào.
II/- THIẾT KẾ LỬA TRẠI:
1/- Các nhân vật cần có trong đêm lửa trại:
a/- Quản trò: là người xuất hiện từ đầu đến cuối đêm lửa trại (thường đóng vai trò người dẫn chương trình), hoạt náo, tổ chức cuộc chơi). Là linh hồn đêm lửa, có vai trò chi phối mọi hoạt động, có ảnh hưởng lớn đến thành bại của đêm lửa trại đó.
Cần:
* Có trình độ kỹ năng nhất định nhất là kỹ năng sinh hoạt lửa trại, tổ chức trò chơi, nói.
* Có sự hài hước, vui tính, hoạt bát được mọi người tín nhiệm và yêu mến.
* Có khả năng xử lý các tình huống khó khăn của lửa trại, biết chủ động đưa cao trào cuộc chơi từng lúc lên, xuống.
Nên:
* Kết hợp chặt chẽ với Ban tổ chức, trại trưởng thực hiện tốt các yêu cầu đêm lửa trại đề ra (mục đích ý nghĩa đêm lửa trại).
* Kết hợp nhịp nhàng với quản ca, quản lửa trong điều động mọi hoạt động (được quyền chỉ đạo quản ca, quản lửa).
** Lưu ý: tuỳ theo số lượng và quy mô của đêm lửa trại có khi quản trò chỉ cần một người hoặc chỉ là một nhóm quản trò.
b/- Quản ca: là người xuất hiện trườc vòng tròn không thường xuyên, là không khí, là nhiệt tình của đêm lửa trại thông qua khả năng kêu gọi mọi người cùng tham gia ca hát với mình.
Cần:
* Biết cao trào (thông qua hát các bài hát tập thể) đúng lúc, đúng nội dung của từng hoàn cảnh.
TD: lúc nào là lúc làm quen nối vòng, lúc nào là lúc hát ca ngợi vui chơi, lúc nào hát về lửa để khai mạc, lúc nào hát “chọc quê”, lúc nào hát chia tay, …
* Biết đưa bài hát phù hợp (các bài hát mà tập thể có thể hát theo được, hát với cao độ vừa sức …).
Nên:
* Thuộc được nhiều bài hát ở các thể loại nhất là bài hát tập thể.
Biết xử lý tình huống trống (cúp điện khi phát thưởng, hoặc một tiết mục nào đó bị chậm trễ).
Kết hợp với Ban tổ chức, trại trưởng, quản trò, quản lửa phục vụ tốt nhiệm vụ của mình.
** Lưu ý: quản ca có thể là một người hoặc một nhóm người.
c/- Quản lửa:
Rất ít khi xuất hiện trước vòng tròn khi lửa trại diễn ra. Là bộ mặt của đêm lửa trại. Tuy nhiên trước đó quản lửa có thể nói là bộ phận cực nhất vì phải lo toàn bộ vật chất về lửa củi, lửa trại.
Cần:
* Thật giỏi về kỹ năng lửa (biết rõ từng loại củi cháy thế nào, củi thế nào là khô, ướt? Số lượng cỡ nào, cháy được bao lâu? Kích thước dài ngắn, to nhỏ để bố trí hình dạng đống củi. (tam giác, lục giác, chóp nón …)
Biết điều khiển lửa theo ý muốn.
VD: cháy rực – bỏ rơm, cỏ kho, giấy vụn
Cháy đỏ = than đá xay nhuyễn
Cháy đỏ vàng và nổ nhỏ = bỏ muối hột, muối bọt.
Cháy lửa xanh = bỏ giấy bạc cắt nhỏ hoặc dây đồng cắt nhỏ.
Tiếng nổ nhỏ = bỏ hạt mít, hạt nhãn phơi khô.
Tiếng nổ to = bỏ ống lồ ô, tre ướt cắt bịt bằng 2 đầu mắt.
Khói trắng = bỏ lá cây xanh tươi, rơm ướt …
Biết làm các loại chuột: chuột chạy, chuột ngầm, chuột rơi, chuột lao, chuột đuốc …
Nên:
Biết xuất hiện trước vòng tròn đúng lúc.
Biết kết hợp với Ban tổ chức, trại trưởng, quản trò, quản ca làm tròn nhiệm vụ của mình.
Biết tự phân công công việc cho từng thành viên của nhóm mình.
2/- Lên chương trình chi tiết:
a/- Khai mạc lửa: (quan trọng nhất)
Tập hợp lực lượng (quản trò tổ chức chơi trò chơi vòng tròn để kêu gọi các thành viên tham gia).
Khai mạc lửa (hình thức rất đa dạng, nó lệ thuộc vào ý định thiết kế của Ban tổ chức).
TD: nếu dùng chuột đuốc thì sau khi tập hợp lực lượng quản trò có thể mời đại biểu, trưởng Ban tổ chức, trại trưởng châm đuốc vào đống củi, củi cháy … xong phần khai mạc.
Tuy nhiên hiện nay có một hình thức khai mạc các cơ sở thường áp dụng như sau:
TD: sau khi tập hợp lực lượng xong, quản trò yêu cầu mọi người cùng quỳ xuống để thần lửa cho lửa sinh hoạt. Vừa quỳ xuống bỗng bất thình lình từ trên cây cao hoặc một nơi nào đó thật kín (bí mật nhảy ra một thần đen từ đầu đến chân, tướng mạo hung dữ (thần bóng đêm) cười thật nhiều tràn dàn và nói: Hỡi lũ người kia, đây là vùng đất của ta từ bao đời nay và nó sẽ là của ta vĩnh viễn kể từ khi ông mặt trời chấm dứt tia nắng trên mặt đất này (cười …). Từ sáng đến giờ ta thấy các ngươi ăn uống no say còn ta đói khủng khiếp. Ôi trời đất ơi các đói dai dẳng đói đến nỗi vợ con ta phải lìa bỏ ta, vậy mà các ngươi đồ một lũ ham ăn các ngươi có mời ta đâu … hử … hử … ta sẽ giết hết … nhưng trước hết các cô gái yêu mến kia đêm nay phải phục vụ ta ôi các em yêu quý (cười …) và rượt đuổi các cô gái đứng gần đó … Liền lúc đó xuất hiện một người (thần lửa) từ đầu đến chân đều đỏ hô lớn: “Dừng tay! Hỡi thần bóng đêm đồng nghĩa với tội lỗi kia hãy nhớ rằng, bất cứ nơi nào có ta xuất hiện thì chính nơi đó ngươi và dòng họ của ngươi sẽ không còn quyền lực gì cả. Hãy thử xem. (Thần lửa đứng im để thần bóng đêm tấn công nhưng phép mầu của thần bóng đêm không hiệu nghiệm), thần lửa tiến tới, thần bóng đêm lùi dần, lùi dần và cuối cùng vừa chạy vừa chửi rủa và hẹn sẽ quay lại. Mọi người hoan hô thần lửa và xin thần lửa cho lửa để được vui chơi. Thần lửa nói: được được, các ngươi hãy cùng ta thổi thật mạnh, nào bắt đầu thổi … (hoặc nếu không phải thì thần lửa dùng phép màu bằng cách giơ tay lên chưởng vào đống lửa có thể lần 1, lần 2, không cháy để tạo sự hồi hộp sau khi lần 3 thì cháy.
** Lưu ý: lửa cháy do sử dụng dạng chuột ngầm tức dùng đoạn dây điện 1 đầu có ổ cắm điện, đầu nằm trong đống củi có gắn đoạn dây mai so dài khoảng 10cm. Khi thần chưởng hoặc thổi thì người bên trong cắm ổ điện vào dây mai so đỏ lên sẽ bắt vaò dầu, giấy vụn trong đống củi cháy phựt lên. Khi cháy phải rút ổ cắm điện ra ngay và cuốn toàn bộ dây điện cất đi.
Khi lửa cháy để tạo không khí tưng bừng cho phần khai mạc nhóm quản ca sẽ hát liên khúc thường là các bài hát như: vui ánh lửa trại, lửa hồng, nối vòng tay lớn, bốn phương trời, nụ cười hồng … và nhóm quản trò sẽ dẫn cả vòng tròn cùng chạy rồng rắn nhiều vòng, nếu số lượng người tham gia đông thì chạy thành nhiều tầng cho đến khi các bài hát kết thúc xong quản trò tiếp tục cho chơi 1 vài trò chơi lửa.
Tuyên bố lý do tổ chức đêm lửa trại (có nêu rõ mục đích, lý do đêm lửa trại hoặc kỳ trại … và tin rằng đêm lửa trại sẽ thành công và vui vẻ).
Thông qua toàn bộ nội dung chương trình trại, có nêu rõ luật chơi, cách chơi một số loại hình cụ thể có trong đêm lửa trại.
Giới thiệu thành phần Ban Giám khảo, thư ký và người dẫn chương trình, quản trò, quản lửa, quản ca.
b/- Nội dung chính:
Liệt kê cụ thể các tiết mục có được từ 1 đến hết tránh bỏ sót, nhầm lẫn..
Các thể loại văn nghệ, trò chơi, hái hoa, đố vui … có thể bố trí xen kẽ tổ này với tổ khác cho sinh động, riêng các thể loại khác như hóa trang, biểu diễn thời trang, khiêu vũ, múa tập thể nên để chung và cuối chương trình tạo cao trào cho đêm lửa trại trước khi kết thúc.
Khi biểu diễn nhất là các tiết mục đơn ca, song ca nên có gợi ý tặng hoa, phỏng vấn … làm tăng thêm sự chú ý ở mọi người.
Tuỳ đối tượng và nội dung, ý nghĩa đêm lửa trại giám khảo có thể chấm điểm công khai, kết quả có thể công bố từng giai đoạn tạo tính hấp dẫn người tham gia, tăng cường độ thi đua các tổ.
c/- Bế mạc:
Tổ chức chơi một số trò chơi vòng tròn tập hợp lực lượng, tạo không khí cho bế mạc, thời gian này Ban Giám khảo, thư ký hội ý cho ra nhận xét chung, đánh giá thực hiện lửa trại và kết quả các tổ đạt được.
Phát thưởng, trao quà lưu niệm (nếu có).
Phát biểu đại biểu, trao quà lưu niệm (nếu có).
Thủ tục chia tay hoặc câu chuyện tàn lửa:
Thủ tục chia tay: vòng tròn tay nắm chặt tay lại với nhau (tay nắm, tay đan xen, tay vòng sau lưng người kế bên để nắm tay người bên kia nếu là đối tượng thật sự thân), quản ca hát liên khúc các bài hát chia tay như: hát chia tay, nhìn mặt nhau, họp mặt, tạm biệt … đến bài cuối mọi người rời ra và từ từ rời vòng tròn.
Câu chuyện tàn lửa: sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu của đội nhóm quen, số lượng ít thì vì không sử dụng âm thanh. Trước hết mời cả vòng tròn quỳ xuống sát nhau, nếu quá tối có thể cho mỗi người một cây nến, để 1 phút im lặng, sau đó người được cử ra nói câu chuyện tàn lửa (phải lớn tuổi, có uy tín nhất định) nói giọng vừa phải, thật truyền cảm có thể bắt đầu bằng một chuyện khá ấn tượng nào đó của trại, của đêm lửa … Sau chuyển dần sang nội dung cần giáo dục chính đối tượng của mình, cuối cùng mong mọi người sẽ sớm trưởng thành, tiến bộ …
** Lưu ý: khi nói xong mọi người không được vỗ tay, không cười nói ồn ào mà từ từ thật im rời khỏi vòng tròn trong im lặng và trật tự.
III/ LẬP VÀ PHÂN CÔNG BAN TỔ CHỨC:
1/- Lập ra các ban sau đây:
a/- Ban tổ chức:
- Trưởng ban: phụ trách chung
- Phó ban: hậu cần (nếu quy mô lớn)
- Các uỷ viên: phụ trách các tổ
b/- Ban quản trò:
- Trưởng ban: điều động chung
- Các thành viên: tổ chức các trò chơi sinh hoạt
c/- Ban quản ca:
- Trưởng ban: điều động chung
- Các thành viên: cùng tham gia ca một số bài hát tập thể, các bài phục vụ (nếu cần).
d/- Ban quản lửa:
- Trưởng ban: điều động chung
- Các thành viên: lo toàn bộ phần củi, đuốc, điều khiển lửa, sân bãi …
Ngoài ra nếu quy mô lớn, số lượng lớn có thể lập thêm một số ban như: Ban giám khảo (lo toàn bộ nội dung, đáp án …), thư ký, trật tự (lửa trại cho thiếu nhi), ánh sáng, đàn, nhạc, nước uống, hoa, quà tặng …
2/- Phân công cụ thể từng người:
Phân công rõ cụ thể từng thành viên gắn với từng nội dung quan trọng như dẫn chương trình, quản lửa, tiếp tân …
Dành thời gian kiểm tra từng việc dù nhỏ nhất trước khi lửa trại diễn ra.
Một số việc cần chú ý khi thiết kế lửa trại:
* Trong sinh hoạt lửa trại các tiết mục từ văn nghệ đến các loại hình khác không nhằm phô trương biểu diễn mà chủ yếu tạo sự vui chơi sảng khoái đầy tiếng cười sau 1 ngày hoạt động căng thẳng mệt nhọc trong trại.
* Thời gian tổ chức lửa trại không nên kéo quá dài, cường độ hoạt động của lửa trại luôn ở mức độ cao cho nên từ văn nghệ đến trò chơi … phải luôn tranh thủ với thời gian tránh kéo lê thê làm chậm nhịp độ như hát không hay, kịch diễn dở, trò chơi không vui không trí tuệ … (gặp tình huống ấy phải mạnh dạn cắt bớt chương trình).
* Toàn bộ nội dung lửa trại phải công khai để mọi người biết nhưng xử lý kỹ thuật cho từng nội dung đó phải giữ bí mật (kịch bản thần lửa, chia tay …) tạo sự thích thú cho người tham gia.
* Các tiết mục hay nên bố trí ở đầu và cuối chương trình, lời kịch trong lửa trại phải đơn giản, vui tươi, dí dỏm, diễn không cách ly khán giả (có gián tiếp, trực tiếp), có hóa trang (có màu sắc càng tốt).
* Sau mỗi lần tổ chức nên có rút kinh nghiệm kịp thời ưu khuyết điểm để lần sau tổ chức tốt hơn, luôn tự tìm tòi học hỏi, sáng tạo ra nhiều hình thức mới đáp ứng được yều cầu đòi hỏi thực tiễn hoạt động của thanh niên hiện nay.
huynhthoai
huynhthoai
Tổng đàn chủ
Tổng đàn chủ

Tổng số bài gửi : 233
Points : 626
Join date : 03/12/2010
Age : 42

Về Đầu Trang Go down

CĂN BẢN CỦA VIỆC TỔ CHỨC : LỬA TRẠI Empty Re: CĂN BẢN CỦA VIỆC TỔ CHỨC : LỬA TRẠI

Bài gửi  single Wed Jan 12, 2011 7:25 am

việc tổ chức được hay không cũng tùy vào mỗi người nữa
single
single
cấp 5
cấp 5

Tổng số bài gửi : 314
Points : 466
Join date : 07/12/2010
Age : 35
Đến từ : Phường Ninh Giang - Thị xã Ninh Hòa

http://vn.360plus.yahoo.com/khicon-0203/#

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết